Lá hẹ được biết đến với nhiều công dụng như giải cảm, chữa ho… Thế nhưng, bạn đã từng nghe đến mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ chưa? Việc dùng lá hẹ để ngăn ngừa sốt mọc răng cho bé liệu có hiệu quả và có nên áp dụng? Cách thực hiện phương pháp này như thế nào?
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giới thiệu cho bạn những điều cần biết liên quan đến việc áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ.
Đang xem: Mách mẹ cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cực hay cho bé!
Vì sao có thể dùng lá hẹ để giúp bé mọc răng không sốt?
Việc áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ có hiệu quả thật không? Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về hiệu quả ngừa sốt mọc răng cho bé của lá hẹ, hãy tìm hiểu qua những giải đáp mà Hello Bacsi tổng hợp được.
Trong lá hẹ có chứa nhiều chất có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, kháng virus cực kỳ hiệu quả, bao gồm allicin, quercetin và một hợp chất organosulfur… Các chất dinh dưỡng thực vật này góp phần đẩy nhanh quá trình chữa lành bất kỳ vết sưng tấy hoặc chấn thương nào, đồng thời tăng cường miễn dịch và tiêu diệt vi trùng nên có thể giúp cơ thể bé có khả năng kháng khuẩn, kháng virus tốt hơn.
Mặt khác, trong quá trình mọc răng nướu sẽ nứt tách để răng có thể mọc lên, nên nguy cơ bị virus, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng vết nứt là rất cao. Vì vậy, nếu được rơ nướu bằng lá hẹ từ trước, các chất kháng khuẩn trong lá hẹ sẽ tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và ngăn ngừa sốt mọc răng cho bé.
Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho bé có thể đem lại những hiệu quả nhất định. Tiếp theo đây, mời bạn cùng tìm hiểu những cách thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ.
Bật mí cách thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ
Bạn đang thắc mắc làm sao để thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ? Theo chia sẻ của nhiều mẹ bỉm, có 2 cách thức áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ vừa hiệu quả, vừa an toàn cho bé mà bạn có thể thử:
1. Cách rơ nước lá hẹ tươi cho bé để ngừa sốt mọc răng
Phương pháp này sử dụng lá hẹ tươi, vẫn để sống lá hẹ và lọc lấy nước cốt để rơ lợi cho bé. Các bước thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ tươi như sau:
Bước 1: Rửa 50g lá hẹ dưới vòi nước chảy cho sạch bụi bẩn rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại, vớt ra, vẩy ráo. Bước 2: Cho lá hẹ vào máy xay cùng với 50ml nước ở 40 độ C, xay nhuyễn Bước 3: Dùng rây lọc lấy nước cốt lá hẹ Bước 4: Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ, sau đó thấm nước lá hẹ rồi rơ nướu nhẹ nhàng cho bé.
Việc thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ theo cách này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất vì các chất kháng khuẩn của hẹ vẫn được giữ nguyên, nên sẽ không làm biến đổi tính chất của lá hẹ. Mặc dù vậy, nhược điểm của cách này là sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu vì mùi hăng của hẹ sống, do đó sẽ không chịu hợp tác với cha mẹ trong quá trình massage nướu.
2. Cách thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ chín
Nếu bé cảm thấy khó chịu với mùi hăng của lá hẹ và không chịu hợp tác trong khi được rơ lợi, bạn hãy áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ chín theo các bước sau đây:
Bước 1: Rửa 50g lá hẹ dưới vòi nước chảy cho sạch bụi bẩn rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại, vớt ra, vẩy ráo. Bước 2: Cắt nhỏ lá hẹ thành từng khúc, cho vào chén Bước 3: Đun 100ml nước sôi rồi đổ vào chén lá hẹ, để trong vòng 3 phút cho lá hẹ chín nhưng đừng để chín quá. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi 100ml nước trong nồi rồi cho lá hẹ vào nồi để nấu chín trong khoảng 2 phút. Bước 4: Khi lá hẹ chín, bạn bỏ phần nước, sau đó dùng muỗng nghiền nát lá hẹ chín rồi lọc lấy nước cốt. Bước 5: Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ rồi thấm nước lá hẹ nhẹ nhàng rơ nướu cho bé.
Cách thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ chín này trái ngược với phương pháp đầu tiên. Mặc dù hiệu quả sẽ giảm đi đôi chút, tuy nhiên, bé có thể phối hợp với bạn trong quá trình rơ nướu, vì nhiệt độ cao của nước sôi đã giúp làm giảm mùi hăng của lá hẹ.
Có nên áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho bé?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho bé, thì đây là câu trả lời bạn cần tìm. Lá hẹ có chứa các thành phần “kháng sinh tự nhiên”, do đó, các hợp chất bên trong lá hẹ được cho là an toàn đối với trẻ em. Không những thế, đã có khá nhiều bà mẹ áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ này cho trẻ và nhận thấy lá hẹ có thể mang lại công dụng trong việc ngừa sốt mọc răng cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ:
Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ này chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 100 ngày tuổi trở lên Rửa thật sạch lá hẹ trước khi lấy nước cốt để rơ nướu cho bé.
Mặt khác, mặc dù những cách thực hiện mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ đã được đề cập ở trên được nhiều người khẳng định là có hiệu quả và an toàn cho bé, tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Vì đây chỉ là phương pháp được truyền miệng từ dân gian, bạn nên thận trọng khi áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho bé.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho bé.
Rơ lưỡi bằng lá hẹ là phương pháp vệ sinh răng miệng được nhiều mẹ Việt truyền tai. Vậy thực hư “mẹo vặt” này thế nào? Các bước rơ lưỡi bằng lá hẹ thực hiện ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của hoanmy.mobi để có đáp án chi tiết mẹ nhé.
Vì sao cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
Bề mặt lưỡi và khoang miệng của trẻ chứa nhiều sinh vật gây mùi hôi. Nếu mẹ không vệ sinh sạch, bé dễ tưa lưỡi và mắc các bệnh răng miệng. Rơ lưỡi ở trẻ sơ sinh giống như người lớn đánh răng mỗi ngày. Nó có tác dụng làm sạch mảng bám trên lưỡi, nướu, khoang miệng, ngăn ngừa tưa lưỡi hiệu quả. Vì vậy mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày kết hợp massage vùng nướu để giúp quá trình mọc răng sau này.
Rơ lưỡi giúp làm sạch khoang miệng cho bé
Tác dụng của việc rơ lưỡi bằng lá hẹ
Trước khi tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh mẹ cần nắm rõ lợi ích của việc làm này. Theo chuyên gia, lá hẹ có chứa rất nhiều thành phần kháng sinh như Allicin, Sulfit, Odorin,… có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh. Các thành phần này đều là “kháng sinh tự nhiên” nên không gây tác dụng phụ hay nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, đây là phương pháp an toàn cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Việc dùng lá hẹ rơ lưỡi sẽ giúp các bé tiêu diệt nhanh chóng nấm miệng, vi khuẩn đồng thời hạn chế các bệnh như tưa lưỡi, viêm nướu, sún răng,… Không chỉ thế, ngoài việc chống viêm, kháng khuẩn thảo dược này còn giúp giải độc, tiêu đờm, cầm máu và giúp bé cảm thấy dễ chịu trong giai đoạn mọc răng sữa.
Xem thêm: Iphone 12 Pro Max Đài Loan Loại 1 Cao Cấp, Iphone Đài Loan
Mẹ có thể dùng lá hẹ rơ nướu để tránh sốt khi trẻ mọc răng. Theo nhiều báo cáo y khoa, nhờ có tác dụng sát trùng, chống viêm nên lá hẹ thường được sử dụng để tránh viêm lợi, mọc răng và đau nhức răng,…
Mẹ nên rơ lưỡi lá hẹ cho bé khi nào?
Quá trình tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ mẹ cần nắm rõ thời gian và số lần rơ phù hợp cho con. Theo các chuyên gia, số lần rơ lưỡi của bé sẽ tùy thuộc vào việc trẻ bú mẹ hay dùng sữa ngoài. Nếu là sữa bột, mẹ cần làm việc này thường xuyên bởi đây là sữa chứa nhiều chất béo nên dễ đóng cặn trên lưỡi.
Việc rơ lưỡi của trẻ sẽ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Thực hiện rơ lưỡi tuần 2-3 lầnTrẻ bú mẹ kết hợp sữa ngoài: Mẹ nên rơ lưỡi cho bé mỗi ngàyTrẻ bú sữa ngoài hoàn toàn: Thực hiện rơ lưỡi sau mỗi cữ bú. Tuy nhiên việc này nên thực hiện sau khi trẻ ợ sữa xong
Số lần rơ lưỡi bằng lá hẹ ở trẻ khác nhau
Các cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé tại nhà
Hệ tiêu hóa của trẻ 5 tháng tuổi đã đủ mạnh nên mẹ có thể sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho con. Dưới đây là một vài cách vệ sinh răng miệng cho bé bằng lá hẹ tươi mà mẹ có thể tham khảo.
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ chín cho bé
Rơ lưỡi bằng lá hẹ chín sẽ giúp giảm mùi vị hằng. Đồng thời ở nhiệt độ cao, vi khuẩn bám trên lá hẹ sẽ bị loại bỏ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con.
Chuẩn bị:
Lá hẹ tươi
Nước đun sôi
Miếng gạc rơ lưỡi
Cách làm:
Lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Rửa sạch lá hẹ với nước sau đó cắt thành khúc nhỏ
Cho lá hẹ vào bát, đổ khoảng 100ml nước sôi, nấu 3-4 phút. Hoặc mẹ có thể cho lá hẹ vào nồi nấu cùng 100ml nước
Dùng thìa nghiền nát lá hẹ rồi lọc lấy dịch
Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trở, thấm đẫm dịch chiết lá hẹ và rơ lưỡi nhẹ nhàng cho con
Mẹo rơ lưỡi để mọc răng không sốt bằng lá hẹ xay nhuyễn
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ xay nhuyễn là cách làm hiệu quả. Nước hẹ giúp trẻ mọc răng không sốt do còn giữ nguyên đặc tính trong các thành phần dược liệu. Tuy nhiên, lá hẹ sống có mùi hơi hăng nên sẽ khiến trẻ khó chịu, vùng vằng và không hợp tác với mẹ.
Chuẩn bị:
50g lá hẹ tươi
Nước ấm đun sôi1 miếng gạc rơ lưỡi1 khăn xô sạch
Cách thực hiện:
Ngâm lá hẹ trong nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn sau đó rửa lại nước sạch
Cho lá hẹ cùng 50ml nước ấm vào máy xay nhuyễn
Sử dụng khăn xô sạch lọc lấy phần nước và bỏ cặn bã ra ngoài
Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thấm gạc với dịch chiết lá hẹ rồi rơ lưỡi nhẹ nhàng cho con
Cách dùng lá hẹ xay nhuyễn rơ lưỡi cho con
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày
Dùng lá hẹ rơ nướu để tránh sốt cho trẻ mọc răng khi đủ 100 ngày được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên thực hiện khi bé tròn đủ 3 tháng 10 ngày mà thôi. Dưới đây là những nguyên tắc khi thực hiện cách rơ lưỡi này.
Xác định thời điểm bé tròn 100 ngày
Để việc rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày đạt hiệu quả cao mẹ cần xác định thời điểm chính xác con tròn 100 ngày tuổi. Theo đó, mẹ có thể dùng lịch đếm để đảm bảo độ chính xác.
Nếu bé sinh vào buổi sáng thì ngày đầu tiên là ngày bé sinh. Trường hợp con sinh về đêm hoặc sắp hết ngày thì ngày đầu tiên khi tính 100 ngày sẽ là hôm sau.
Lá hẹ rơ lưỡi trai 7 lá, gái 9 lá
Ngoài việc xác định thời điểm con tròn 100 ngày tuổi mẹ còn phải đếm lá hẹ rơ lưỡi cho con. Theo như quan điểm dân gian, khi dùng mẹo này mẹ nên đếm đủ lá hẹ, trai sẽ dùng 7 lá, gái dùng 9 lá. Sau khi đếm đủ số lượng thì mang đi rửa nước sạch. Ngâm lá hẹ vào nước đun sôi để nguội có hòa thêm muối khoảng 20 phút.
Tiếp tục giã nhỏ lá hẹ, vắt lấy nước cốt rồi dùng tăm bông hoặc gạc rơ lưỡi chấm vào nước cốt. Nhẹ nhàng chà lên vùng lợi của con là được.
Đếm số lá hẹ khi rơ lưỡi cho bé đủ 3 tháng 10 ngày
Lưu ý khi rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé
Ngoài việc bỏ túi các cách rơ lưỡi bằng lá hẹ kể trên, mẹ còn cần phải lưu ý những điều dưới đây.
Xem thêm: Đa Phong Cách Đến Công Sở Cùng Váy Đầm Liền Thân Cho Chị Em Tự Tin Khoe Dáng
Mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ chỉ nên áp dụng với trẻ trên 5 tháng tuổi
Gạc rơ lưỡi chỉ dùng 1 lần, không tái sử dụng để đảm bảo an toàn
Không nên rơ lưỡi cho bé khi con đang nằm trên giường hay trên mặt phẳng
Mẹ nên rơ lưỡi cho bé ngày 1-2 lần cho tới khi con mọc răng đầy đủ
Vào thời gian đầu rơ miệng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu với mùi hăng nồng của lá hẹ. Vì vậy mẹ cần nhẹ nhàng để giúp cho bé cảm thấy dễ chịu
Mẹ nên thấm gạc qua nước muối sinh lý 0,9% trước khi thấm nước lá hẹ để vệ sinh lưỡi cho bé
Cho trẻ uống 1-2 muỗng nước trước và sau khi rơ lưỡi
Không tự ý dùng các loại dung dịch hay thuốc kháng sinh để rơ lưỡi cho bé trong thời gian dài
Trên đây là cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé mà mẹ có thể tham khảo áp dụng. Để bé không sốt mọc răng và ngăn tưa lưỡi mẹ nên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên.