Chuối sứ là một trong những loại chuối phổ biến nhất tại Việt Nam. Tại các miền quê, gần như nhà nào cũng trồng chuối sứ. Vì chuối sứ rất dễ trồng, lại không tốn nhiều công sức chăm sóc, giá trị dinh dưỡng lẫn giá trị kinh tế lại cao. Cùng Ifarmer tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của cây chuối sứ qua bài viết này.
Đang xem: Chuối mốc là chuối gì? cách chọn chuối mốc chín không hóa chất đam mê nấu nướng
Chuối sứ được yêu thích vì ngon và có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: bachhoaxanh)
Chuối sứ là chuối gì?
Đây là một loại chuối có quả tròn, ngắn và mập, không có khía. Chuối sứ còn được gọi là chuối mốc hoặc chuối xiêm, thường xuất hiện trên các mâm quả cúng của người dân Việt Nam. Vị chuối ngọt, thơm nhưng không bằng chuối hương. Chuối sứ không có hạt hoặc rất ít hạt, thịt chắc và dày, có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Đặc điểm hình thái của cây chuối sứ
Về rễ cây: Cây chuối sứ là loại cây rễ chùm, có nhánh rễ chính là rễ ngang và rễ đứng. Rễ ngang mọc quanh cây chuối còn rễ đứng mọc đâm sâu xuống lòng đất.
Về thân cây: Cây chuối sứ có hai loại thân, được gọi là thân thật và thân giả. Thân thật chính là củ chuối, nằm trong lòng đất, là nơi dự trữ dinh dưỡng cho cả cây chuối. Thân giả mọc lên từ thân thật, hình thẳng đứng, được tạo thành từ nhiều bẹ lá lồng vào nhau.
Về lá cây: Lá cây chuối sứ mọc theo hình xoắn, rồi từ từ nở bung ra thành tàu lá lớn. Cây chuối sứ trưởng thành có thể có lá dài đến 2,7m và rộng đến 60cm. Khi mới mọc, lá chuối sứ mỏng và có màu xanh lục nhạt, thời gian càng lâu, lá chuối sứ sẽ càng dày và màu sẽ càng đậm hơn. Tuy nhiên, so với lá chuối hương thì lá chuối sứ vẫn mỏng hơn.
Về hoa chuối: Hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối. Hoa chuối có màu tím, mọc ở đầu buồng chuối. Hoa chuối là hoa lưỡng tính, bẹ hoa rơi bẹ sẽ lộ ra nải chuối nhỏ (nải chuối này sẽ phát triển thành nải chuối lớn theo thời gian), đầu hoa chuối là hoa đực. Khi các bẹ hoa rụng đến một mức độ nhất định, bẹ hoa sẽ bắt đầu rụng rất chậm. Lúc này, hoa chuối sẽ bị cắt đi, để lại mỗi buồng chuối nhỏ được tạo thành từ nhiều nải chuối nhỏ.
Hoa chuối sứ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon (Ảnh:hellobacsi)
Về quả chuối: Quả chuối sứ mọc trên từng nải chuối. Khi còn xanh, vỏ chuối sứ có màu xanh, ruột chuối cứng và có vị chát. Nhưng khi đã chín, ruột chuối sứ sẽ mềm ngọt, còn vỏ chuối sứ sẽ chuyển sang màu vàng.
Đặc điểm điều kiện sinh thái trồng cây chuối sứ
Về đất đai: Cây chuối sứ có thể sống tốt trên nhiều loại đất. Nhưng cây sẽ phát triển tốt nhất và đạt năng suất cao nhất trên đất phù sa tơi xốp, tầng mặt dày và có nhiều mùn.
Về khí hậu: Chuối sứ phát triển tốt ở những vùng ấm và ẩm, mưa phân bố đều trong năm. Cây chuối sứ có thể chịu nóng tốt, chịu nước tốt nhưng không chịu được ngập úng trong thời gian dài. Nguyên nhân chín là vì củ chuối sẽ bị úng và thối nếu phải ngâm nước dài ngày. Ở các vùng thường xuyên có bão, rất ít người lựa chọn trồng chuối sứ. Nguyên nhân không phải vì cây chuối sứ không chịu được mưa bão, mà là vì gió mạnh dễ khiến cây chuối sứ bị đổ gãy.
Một số câu hỏi liên quan đến cây chuối sứ
Chuối sứ có phải là chuối tây không?
Chuối sứ, chuối tây, chuối xiêm, chuối mốc thực chất là một loại chuối (Ảnh: giongcay)
Thực chất, chuối sứ chính là chuối tây. Người Việt thường gọi loại chuối này là chuối sứ, nhưng người Thái lại gọi loại chuối này là chuối tây (hoặc chuối xiêm). Trong quá khứ, vua Xiêm La đã tiến cống loại chuối này cho nước ta, nên người Việt Nam hiện tại có nơi gọi là chuối sứ, có nơi gọi là chuối tây.
Chuối sứ miền bắc gọi là chuối gì?
Người miền Bắc thường gọi chuối sứ là chuối mốc. Nếu vẫn còn thắc mắc chuối mốc là chuối gì thì bạn đã có câu trả lời rồi đấy.
Có bao nhiêu loại chuối sứ?
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại chuối sứ chủ yếu là chuối sứ thái và chuối sứ lùn.
Trên đây là tổng quan về đặc điểm của cây chuối sứ. Đừng quên theo dõi Ifarmer để biết thêm nhiều bài viết thật hữu ích về nông nghiệp, làm đẹp và ẩm thực.
Chuối Mốc (Hay còn được gọi là chuối sứ) là loại cây trồng phổ biến nhất ở nước ta. Loại cây này không sợ khô hạn trong mùa nắng, không lo bị ngập úng vào mùa mưa và trồng được quanh năm. Tuy nhiên, hiện nay cây chuối mốc xuất hiện dấu hiệu hay bị sâu bệnh, trái – quầy chuối không đều đẹp,… Nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác chưa hợp lý và giống chuối đã bị thoái hóa. Để khắc phục được vấn đề về kỹ thuật và giống, hôm nay Đồng An Gia xin bật mí tới các bạn nhà nông về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối cấy mô nhé!
I. Điều kiện thích hợp
Nhiệt độ: 25 – 30 độ
C
Độ ẩm thích hợp từ: 50 – 90%
II. Chuẩn bị
1. Đất trồng:
Chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhiều thổ nhưỡng như: đất đồi, nương rẫy, đất phù sa…thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, p
H đất thích hợp từ 5-7.
2. Hố trồng:
– Chuẩn bị hố có kích thước 40x40x40 cm.
– Làm đất trong hố: trộn lớp đất mặt với 5-7 kg phân hữu cơ kết hợp với 0.5kg phân lân.
3. Cây giống:
– Giống sử dụng nên chọn giống cấy mô.
– Cây con cao khoảng 15-20cm, có từ 3-5 lá có thể đem trồng ra vườn.
4. Thời vụ trồng: Trồng quanh năm
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Mật độ trồng:
Trồng cây trong hố với khoảng cách: Cây cách cây 2.5m, hàng cách hàng 3m.
Không nên trồng quá dày hoặc quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây.
Xem thêm: Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ từ a nh sách đồ chuẩn bị đi sinh cho mẹ bầu
2. Cách trồng:
Cách trồng: Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15 cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.
Thời gian trồng: Chỉ nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh trồng vào buổi trưa hoặc thời tiết nắng gắt.
Chú ý: Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng. Nếu trồng vào mùa nắng nên dùng rơm rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
3. Điều chỉnh lượng nước tưới
– Mùa nắng: Cây con cần tưới 2 ngày/lần, khi cây đã lớn, giảm tần suất tưới còn 2 lần/tuần.
– Mùa mưa: Gặp thời tiết mưa to kéo dài chủ vườn cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.
4. Bón phân
– Bón lót: Sau đợt thu hoạch cần phải bổ sung lại chất dinh dưỡng cho đất trồng bằng phân bón hữu cơ: Bón 4-7kg phân bón hữu cơ + 0.5kg lân.
– Bón thúc: Bón thúc cho cây giúp cây cho năng suất cao, ổn định hơn.
Trung bình, 1 cây chuối cần bón thúc 0.3kg Urê và 0.3 Kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần
+ Lần 1: 20 ngày sau trồng 10g Urê.
+ Lần 2: 30 ngày sau trồng 10g Urê + 10g Kali.
+ Lần 3: 60 ngày sau trồng 40g Urê + 50g Kali.
+ Lần 4:120 ngày sau trồng 90 g Urê + 70g Kali.
+ Lần 5 :180 ngày sau trồng 100g Urê + 70 g Kali.
+ Lần 6: Trước khi cây trổ buồng (ra lá non) bón 50g Ure + 100g Kali.
– Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30 – 35cm, rải phân, lấp đất lấp phân lại và tưới nước để giữ ẩm.
5. Chăm sóc
– Thường xuyên quan sát vườn, tiến hành tỉa chồi, chỉ giữ lại 2 chồi/ cây. Chú ý: Tuổi của các chồi cách nhau 4 tháng.
– Cắt bắp, chống ngã cho cây: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành cắt bắp. Dùng cây chống tránh đổ ngã.
– Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng để cây phát triển, tránh sâu bệnh hại.
– Chặt bỏ các cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh… gom lại để thiêu hủy hoặc chuyển ra khỏi vườn.
Xem thêm: Học solidwork 2014_gán vật liệu và màu sắc cho chi tiết, lắp ráp chi tiết 3d trong solidworks
Đồng An Gia Store cửa hàng cung cấp sỉ, lẻ các loại hạt dinh dưỡng tây nguyên, hạt ngũ cốc dinh dưỡng, đặc sản Gia Lai, trái cây sấy, cà phê nguyên chất, sữa đặc pha chế, hạt điều rang củi, thực phẩm chức năng… lấy chất lượng, sự hài lòng làm thước đo của độ uy tín và thành công của chúng tôi, hi vọng có thể được đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình bạn.