Còn gần một tháng nữa mới đến Tết cổ truyền Chôl-chnăm-thmây 2022 nhưng bạn Thạch Si Phuôl (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) đã bắt đầu chuẩn bị bộ trang phục mới để đón tết. Việc mặc trang phục truyền thống trong dịp năm mới không chỉ giúp tôn vinh vẻ đẹp của những thiếu nữ như Si Phuôl, mà còn trở thành một nét văn hóa độc đáo được đồng bào Khmer ra sức giữ gìn.
Đang xem: Gìn giữ văn hóa khmer từ trang phục truyền thống
Thiếu nữ Khmer mặc trang phục truyền thống dịp lễ hội (ảnh chụp trước khi bùng phát dịch COVID-19). Ảnh: H.T
CHÚ TRỌNG TUYÊN TRUYỀN
Những năm gần đây, về các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như: xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu), xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) ngày càng khó để bắt gặp hình ảnh trang phục truyền thống xuất hiện trong cuộc sống đời thường. Thậm chí, trong các dịp tết và lễ hội văn hóa, nhiều người dân, nhất là thanh niên dân tộc lại có xu hướng chuộng thời trang hiện đại hơn những bộ trang phục cổ truyền. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer trước sự du nhập của những “làn sóng” văn hóa mới.
Bà Mã Mỹ Ngọc – Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hội, cho biết: “Là địa bàn có đông đồng bào Khmer, vì vậy trong tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa, xã đã lồng ghép thêm việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, trang phục truyền thống nói riêng. Ngoài các dịp lễ hội, địa phương còn khuyến khích đồng bào Khmer mặc trang phục của dân tộc mình trong các hoạt động văn nghệ, thể thao, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư”.
Tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, học sinh cũng được khuyến khích mặc trang phục dân tộc vào ngày lễ 20/11, khai giảng năm học mới và những sự kiện quan trọng của trường. Đồng thời, thường xuyên có hoạt động truyên truyền, giáo dục để học sinh Khmer nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa này.
Đoàn nghệ thuật quần chúng Bạc Liêu trình diễn trang phục truyền thống tại Ngày hội VH-TT&DL đồng bào Khmer Nam Bộ năm 2017.
NHÂN RỘNG HOẠT ĐỘNG TRÌNH DIỄN
Vào năm 2017, Bạc Liêu đăng cai Ngày hội VH-TT&DL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII, qua đó đã góp phần tôn vinh, bảo tồn nét đẹp văn hóa Khmer. Trong khuôn khổ sự kiện có nhiều hoạt động đặc sắc, tạo được ấn tượng với người dự hội là liên hoan Nghệ thuật quần chúng. Đoàn nghệ thuật quần chúng Bạc Liêu và các tỉnh bạn đã trình diễn, giới thiệu những mẫu trang phục Khmer được dùng trong lễ cưới, lễ hội và trong lao động, cuộc sống đời thường.
Đến với liên hoan, Bạc Liêu chọn tái hiện các nghi lễ đám cưới của người Khmer để giới thiệu trang phục truyền thống. Trong ngày đặc biệt này, cô dâu mặc áo Coòm pong vuêng, đầu đội mũ cưới được thiết kế tinh xảo, với sắc màu lộng lẫy, còn chú rể diện áo cổ đứng, tay dài bằng vải pren tơ tằm, trên vai gắn khăn Kòn xên pắc. Cùng với đó là mẫu trang phục cưới được cách tân, kèm theo trang sức thể hiện sự sang trọng và tôn thêm nét dịu dàng của cô gái Khmer trong thời hiện đại.
Từ hoạt động trên, thiết nghĩ các hoạt động nghệ thuật Khmer sắp tới của Bạc Liêu nên nhân rộng những tiết mục trình diễn thời trang để khán giả cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp, sự độc đáo của trang phục dân tộc. Thông qua đó, khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc trong đồng bào Khmer, nhất là thế hệ trẻ.
Chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông) đang được tỉnh hoàn thiện để đề nghị công nhận điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Trụ trì chùa – Thượng tọa Dương Quân, chùa sẽ tổ chức hoạt động biểu diễn, giao lưu nghệ thuật với du khách để lan tỏa sự đặc sắc của nghệ thuật Khmer và trang phục truyền thống.
Trang phục truyền thống được xem là một phần không thể thiếu khi nói về bản sắc văn hóa Khmer. Chính vì vậy, giữ gìn nét đẹp văn hóa này cần được sự quan tâm kịp thời của các cấp, các ngành và trước hết là ý thức trách nhiệm của chính đồng bào phum sóc.
Xem thêm: ' 50 sắc thái ’ phần 2: không “bạo hành” thể xác nhưng “phá hủy” tinh thần
SKĐS – Được bảo tồn qua nhiều thế hệ, trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang n&#x
E9;t duy&#x
EA;n, n&#x
E9;t độc đ&#x
E1;o kh&#x
F4;ng thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục n&#x
E0;o kh&#x
E1;c.
Thiếu nữ Khmer mừng Tết Chôl Chnăm Thmây lên chùa lễ Phật với trang phục truyền thống .
Cho dù văn hoá trang phục có phong phú và ngày càng đa dạng thì trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer vẫn luôn giữ được những nét đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hoá riêng có của dân tộc mình. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer khá cầu kỳ và rực rỡ, có sự kết hợp hài hoà giữa áo tầm- vông (hay còn gọi là áo cổ vòng), vận sà rông và “Sbay” cùng với những hạt cườm, hạt kim sa lấp lánh được đính trên nền hoa văn tinh xảo.
Khi người phụ nữ Khmer khoác lên mình trang phục truyền thống trình diễn các điệu múa của dân tộc mình thì càng làm tăng thêm vẻ đẹp của trang phục và sự duyên dáng của người phụ nữ Khmer. Vào dịp lễ hội, lên chùa lễ Phật, vẻ đẹp của trang phục rực rỡ hơn. Áo tầm – vông dệt bằng tơ tằm, sợi bông, hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau màu trắng hoặc vàng chủ đạo. Màu vàng được ưa dùng vì nó gợi không khí hội hè cũng là những sắc màu trong trang trí kiến trúc tôn giáo truyền thống thường gặp.
Những thiếu nữ Khmer trang phục truyền thống thực hiện nghi thức mừng lễ Sen Đôn ta.
Sà – rông là một mảnh thổ cẩm rực rỡ trang trí nhiều hoạ tiết hoa văn, nhưng hình trám là hoa văn chủ đạo, kích thước rộng khoảng 1m dài 3,5 m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới. Vào mỗi dịp lễ tết, lên chùa lễ Phật họ mặc Sà – rông có đính chuỗi hạt cườm ở cạp. Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính trong bộ lễ phục này không thể thiếu “Sbay”, một loại khăn lụa xanh mềm mại, cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải, tạo nên bộ trang phục truyền thống phụ nữ Khmer Nam bộ tinh tế với những gam màu sinh động. Luôn thu hút mọi ánh nhìn bởi sự cầu kỳ, màu sắc rực rỡ, hoa văn trang trí tinh xảo được điểm xuyết, nhấn nhá bằng những hạt cườm, kim sa lấp lánh…
“Báu vật” của phụ nữ Khmer từ đời thường đến lễ hội
Bộ trang phục truyền thống trong lao động và sản xuất của phụ nữ Khmer.
Những đổi thay của xã hội hiện đại và sức ảnh hưởng của những trào lưu thời trang mới đã khiến một số bộ trang phục Khmer truyền thống theo xu hường cách tân, biến tấu với nhiều kiểu dáng mới lạ, đẹp mắt, được phối hợp tinh tế trong những màu sắc rực rỡ và chất liệu mới. Dù vậy, người Khmer vẫn giữ được nét hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Nhờ vậy mà cái hồn cốt dân tộc, bản sắc văn hóa ngàn đời của bà con đồng bào Khmer vẫn mãi bền vững với thời gian.
Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Hương (Trưởng đoàn nghệ thuật Rô băm Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề – Sóc Trăng) luôn tự hào mỗi khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống. Chị bộc bạch: “Đặc biệt, khi người phụ nữ Khmer khoác lên mình trang phục truyền thống khi uyển chuyển cùng các điệu múa của dân tộc mình thì càng làm tăng thêm vẻ đẹp của trang phục và tôn thêm sự dịu dàng, duyên dáng nhưng vẫn giữ dung hòa giữa hiện đại và truyền thống”.
Trang phục truyền thống giúpnhững nghệ sĩ, nghệ nhân lên sân khấu tạo nên những tuyệt tác, “đặc sản” văn hóa nghệ thuật khó lẫn trong vườn hoa nghệ thuật của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghệ sĩ Thạch Na Vy (diễn viên Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng) tâm sự: “Thật xúc động và tự hào khi được khoác lên mình bộ trang phục truyền thống dân tộc. Đây là “báu vật” giúp tôi và anh em nghệ sĩ, nghệ nhân trong đoàn cảm thấy tự tin hơn trong mỗi lần lưu diễn. Bởi lẽ, dù bạn có hát hay múa dẻo đến cỡ nào, nhưng không có sự hỗ trợ đắc lực của những bộ trang phục truyền thống thì những chương trình ấy dễ nhàm chán và vô vị!”.
Xem thêm: Dây chuyền bi 2 màu vàng phối bạch kim cao cấp eh602, bạch kim 950
Nghệ sĩ Thạch Na Vy (diễn viên Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng) khoác lên mình trang phục truyền thống khá cầu kỳ và rực rỡ.